Meaning
Sống có ý nghĩa
Meaning
Sống có ý nghĩa
Ý nghĩa quan trọng cho một cuộc sống viên mãn và hạnh phúc. Tất cả chúng ta đều quan trọng và có thể tạo ra sự khác biệt cho một cái gì đó lớn hơn, vượt ra ngoài bản thân chúng ta.
Khi chúng ta hỏi mọi người hạnh phúc có ý nghĩa gì đối với họ, những suy nghĩ ban đầu của họ thường mô tả những thú vui - những thứ mà trong khoảnh khắc mang lại sự thoải mái hoặc những cảm xúc tích cực thoáng qua khác. Tuy nhiên, chẳng mấy chốc suy nghĩ của họ chuyển sang một dạng hạnh phúc khác. Gia đình, bạn bè, thú cưng, công việc, hoạt động tình nguyện, học tập, sở thích, sáng tạo (âm nhạc, nghệ thuật), thiên nhiên, đức tin - đây là các thứ mang lại “ý nghĩa trong cuộc sống” (meaning in life). Hành động hướng đến những điều không hẳn là luôn dễ chịu khi thực hiện nhưng lại mang lại sự hài lòng và cảm giác thoả mãn lâu dài.
Nhà triết học Hy Lạp cổ đại, Aristotle, đã miêu tả một hình thức hạnh phúc được coi là quan trọng hơn sự thỏa mãn - 'các hoạt động của tâm hồn phù hợp với đức hạnh', nói cách khác, nó giúp chúng ta nỗ lực hướng tới điều tốt nhất trong bản thân. Ông đã đặt tên cho hình thức này là 'Eudaimonia' [1]. Các lý thuyết và mô hình tâm lý hiện đại về hạnh phúc, an lạc và hưng thịnh đều kèm theo cả niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống. [2].
Các nhà tâm lý học chắc chắn đồng ý rằng ý nghĩa quan trọng đối với hạnh phúc và có những hành động có thể giúp chúng ta tìm thấy hoặc tạo ra nó. Trên thực tế, tất cả các Keys to Happier Living khác có thể góp phần tìm kiếm và tạo ra ý nghĩa trong cuộc sống của bạn.
Tất cả chúng ta đều là một phần của thứ gì đó lớn hơn
Ý nghĩa trong cuộc sống có thể được coi như một chủ đề bí ẩn, mà các nhà triết học và sau này là các nhà tâm lý học đã nỗ lực để tìm hiểu. Ở cốt lõi, nó là khả năng cảm thấy kết nối với và/hoặc đóng góp vào một cái gì đó lớn hơn, vượt ra ngoài chính chúng ta [3]. Mặc dù điều này có vẻ to lớn, nhưng thực tế là tất cả chúng ta đều được kết nối với thế giới xung quanh theo vô số cách khác nhau, điều này cho thấy rằng chúng ta có nhiều cách để thực hiện sự kết nối đó và tạo ra sự khác biệt.
Suy ngẫm: Hãy nghĩ về tất cả những cách bạn kết nối và tạo ra sự khác biệt trong thế giới xung quanh bạn. Ví dụ, người nông dân trồng thực phẩm bạn ăn; người hàng xóm đi ngang qua hoặc chào hỏi; ng giúp đỡ bạn trong công việc hoặc trong cộng đồng của bạn; những người bạn quan tâm và nhưng người quan tâm đến bạn; các bác sĩ và y tá điều trị cho bạn khi bạn bị ốm; những người dọn dẹp đường phố, người thu gom rác và người giữ công viên giúp giữ cho môi trường của chúng ta dễ chịu; côn trùng và thực vật mọc trong khu vườn hoặc hộp cửa sổ của bạn và những con chim ăn chúng.
Nghĩ ra càng nhiều thứ càng tốt, và hãy nghĩ về cách bạn làm hoặc có thể tạo ra sự khác biệt.
Các nhà tâm lý học định nghĩa như thế nào về ‘ý nghĩa’?
Chuyên gia hàng đầu về “ý nghĩa trong cuộc sống” TS. Michael Steger mô tả là “ý nghĩa” có ba yếu tố liên quan đến nhau, góp phần tạo ra cảm giác có ý nghĩa trong cuộc sống của chúng ta [4]:
Sự gắn kết - cảm giác chúng ta có thể hiểu được cuộc sống của mình và cách các bộ phận ăn khớp với nhau; sự hiểu biết về thế giới xung quanh chúng ta, cách nó hoạt động và cách chúng ta thích nghi với nó.
Sự quan trọng - cảm thấy rằng chúng ta có giá trị sẵn trong mình; rằng chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt dù lớn hay nhỏ; rằng cuộc sống đáng sống hoặc thỏa mãn.
Mục đích - ý thức về định hướng trong cuộc sống; có những mục tiêu cá nhân dài hạn quan trọng mà chúng ta phấn đấu hướng tới, hoặc (các) mục đích cao hơn thúc đẩy chúng ta. Mục đích có thể hiểu như là mục tiêu của chúng ta, nhưng không nhất thiết phải vậy. Nó có thể là những ý định hoặc giá trị nói chung được cảm nhận sâu sắc, chẳng hạn như trở thành một phụ huynh, người bạn và/hoặc đối tác lãng mạn tuyệt vời; giúp đỡ người khác trong cộng đồng của chúng ta hoặc khiến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn.
Không có công thức nào cho ý nghĩa trong cuộc sống dành cho tất cả mọi người. Ý nghĩa trong cuộc sống đối với mỗi người có thể phát triển theo thời gian, quá trình sống, xuất phát từ việc suy ngẫm về trải nghiệm của mỗi người và khám phá những điểm mạnh, sở thích và động lực. Steger gợi ý quá trình suy ngẫm này giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ, diễn giải, đánh giá và rõ ràng hơn về nguyện vọng của bản thân, kết nối ba phần ý nghĩa lại với nhau [5].
Ý nghĩa có tầm quan trọng đối với hạnh phúc
Những người có ý thức về ý nghĩa trong cuộc sống có xu hướng trải nghiệm những cảm xúc tích cực thường xuyên hơn và sâu sắc hơn; cảm thấy tích cực hơn về tương lai; có sự hài lòng hơn trong cuộc sống; có sức khỏe tinh thần tốt hơn; có các mối quan hệ thỏa mãn hơn; sử dụng điểm mạnh tính cách của họ nhiều hơn và cảm thấy tốt hơn về bản thân [6]. Ý nghĩa trong cuộc sống có liên quan đến các lợi ích sức khỏe thể chất như có ít triệu chứng sức khỏe kém hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, hệ thống miễn dịch khỏe hơn và ít tham gia vào các hành vi làm suy yếu sức khỏe thể chất hơn. Nó dường như cũng giúp chúng ta sống tốt lâu hơn. Những người có điểm số cao về ý nghĩa trong cuộc sống có xu hướng suy giảm thể chất và nhận thức ở mức độ thấp hơn và sống cao tuổi hơn [7].
Ý nghĩa cũng quan trọng trong công việc. Cảm thấy rằng công việc của chúng ta có ý nghĩa có những lợi ích tích cực cả trong công việc và hơn thế nữa. Nó dự đoán sự hài lòng trong cuộc sống cao hơn, ý nghĩa trong cuộc sống nói chung và sức khỏe thể chất tốt hơn. Nó cũng liên quan chặt chẽ đến việc chúng ta cảm thấy gắn bó với công việc và mức độ hài lòng trong công việc của chúng ta [8].
Ý nghĩa có thể giúp chúng ta đối phó trong những thời điểm khó khăn
Ý nghĩa trong cuộc sống dường như cũng mang tính bảo vệ và có lợi ích trong những thời điểm khó khăn. Nó có liên quan đến việc trải qua ít cảm xúc tiêu cực hơn như sợ hãi, tức giận và xấu hổ và giảm rủi ro trải qua cảm giác vô vọng, trầm cảm hoặc lo lắng [9]. Nó đã được chứng minh là làm tăng khả năng sử dụng các chiến lược đối phó tích cực và giúp bảo vệ chúng ta chống lại các tác hại do căng thẳng và nghịch cảnh, ví dụ như trong đại dịch COVID-19, các nhà khoa học đã chỉ ra “ý nghĩa trong cuộc sống” giúp mọi người chống lại sự nhàm chán, căng thẳng, lo lắng và trầm cảm [10]. Nó cũng có liên quan đến việc rủi ro mắc PTSD (Post-traumatic stress disorder - rối loạn căng thẳng sau sang chấn) thấp hơn và mức độ PTG (Post-traumatic growth - phát triển hậu sang chấn cao hơn sau nghịch cảnh [11].
Suy ngẫm: Hãy nghĩ về một thời cảm giác về ý nghĩa hoặc cảm giác được kết nối với một cái gì đó lớn hơn đã giúp bạn vượt qua thử thách hoặc đối phó trong một thời gian khó khăn?
Ý nghĩa từ nghịch cảnh
Viktor Frankl là một bác sĩ tâm thần, người sống sót qua đợt diệt chủng Holocaust, và tác giả của cuốn sách "Đi Tìm Lẽ Sống". Ông đề xuất rằng đau khổ và nghịch cảnh có thể là một nguồn ý nghĩa, và ý nghĩa thậm chí có thể được khám phá sau khi trải qua nghịch cảnh [12]. Chúng ta có thể làm điều đó thông qua suy ngẫm, học hỏi hay phát triển từ những trải nghiệm tiêu cực, từ thái độ chúng ta đối với những tình huống mà chúng ta không thể thay đổi hoặc thậm chí từ việc trở thành hình mẫu cho những người khác đang đau khổ. Điều chúng ta thường được nghe từ những người sống sót sau những bi kịch khủng khiếp, đó là mặc dù họ sẽ không chọn trải qua trải nghiệm một lần nữa, nhưng những trải nghiệm đó giúp họ trân trọng hơn những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống của họ.
Suy ngẫm: Những trải nghiệm khó khăn đã giúp ích gì cho bạn trong việc nhận thức rõ ràng hơn những điều quan trọng trong cuộc sống?
Làm thế nào để chúng ta tìm thấy hoặc tạo ra ý nghĩa?
Có thể hiểu rằng, cảm giác thiếu ý nghĩa trong cuộc sống có liên quan đến việc không cảm thấy hạnh phúc [13]. Có nhiều cách để có thể khám phá ý nghĩa trong cuộc sống của chính mình thông qua một quá trình suy ngẫm. Chúng ta cũng có thể chủ động hơn trong việc khám phá và tạo ra ý nghĩa [14]. Một trong những cách tốt nhất để bắt đầu là giúp đỡ người khác. Nó có thể khiến chúng ta quên đi những gì chúng ta đang thiếu và giúp chúng ta tập trung vào thứ gì đó lớn hơn chúng ta. Có rất nhiều cách khác nhau để chúng ta có thể giúp đỡ người khác. Khám phá các Chìa khóa để Sống Hạnh phúc khác hơn cũng là những con đường để khám phá và tạo ra ý nghĩa, ví dụ: nuôi dưỡng kết nối với người khác; học hỏi điều gì đó mới mẻ hoặc phát triển sở thích; làm việc hướng tới mục tiêu quan trọng cá nhân; sử dụng và phát triển thế mạnh của chúng ta.
Trong công việc, chúng ta có thể tìm ra những cách đơn giản (hoặc to lớn hơn) để biến công việc trở nên có ý nghĩa hơn. Ví dụ như là nuôi dưỡng các kết nối có ý nghĩa hoặc giúp đỡ người khác; điều chỉnh các công việc hàng ngày để phát huy thế mạnh của chúng ta và làm công việc trở nên thú vị hơn; lùi lại để thấy sự kết nối giữa công việc của bản thân và người và thấy mình là một phần của điều gì đó lớn hơn [15].
Suy ngẫm: Hãy tưởng tượng bạn 85 tuổi và nhìn lại cuộc sống của mình. Điều gì mà bạn tự hào nhất hoặc cảm thấy có ý nghĩa nhất? Bạn sẽ đưa ra lời khuyên nào cho bản thân hiện tại của mình về điều gì quan trọng nhất? Bạn có thể muốn viết ra điều này dưới dạng một lá thư cho chính mình.
Những khoảnh khắc ý nghĩa hàng ngày
Ý nghĩa có thể được tìm thấy trong những khoảnh khắc đơn giản hàng ngày cũng như trong những trải nghiệm và sự kiện lớn hơn của cuộc sống. Trau dồi việc thực hành lòng biết ơn là một nơi tốt để bắt đầu. Nó giúp chúng tôi đánh giá cao những gì chúng ta có và coi trọng nhất. Nhà khoa học hành vi TS. Paul Dolan gợi ý rằng chúng ta không chỉ đánh giá những trải nghiệm nhất thời của mình không chỉ ở nó có thú vị mà còn có mục đích nào đó hay không [16].
Có một số nguồn ý nghĩa trong cuộc sống giúp phát huy khả năng phục hồi (resilience) [17]. Khi chúng ta rõ ràng về những điều này, điều quan trọng là đảm bảo rằng chúng ta chú ý đến việc duy trì và nuôi dưỡng chúng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Suy ngẫm: Có nguồn ý nghĩa quan trọng nào trong cuộc sống của bạn mà bạn muốn nuôi dưỡng nhiều hơn không? Làm thế nào, khi nào và ở đâu bạn có thể chú ý hoặc thời gian để làm điều này.
Nguồn: Action for Happiness
References
1 Ryff, C. D. (2014). Psychological well-being revisited: Advances in the science and practice of eudaimonia. Psychotherapy and Psychosomatics, 83(1), 10-28.
2 For example:
Huppert, F. A., & So, T. T. (2013). Flourishing across Europe: Application of a new conceptual framework for defining well-being. Social indicators research, 110(3), 837-861.
Keyes, C. L. (2007). Promoting and protecting mental health as flourishing: a complementary strategy for improving national mental health. American psychologist, 62(2), 95.
Ryff, C. D. (2014). Psychological well-being revisited: Advances in the science and practice of eudaimonia. Psychotherapy and Psychosomatics, 83(1), 10-28.
Seligman, M. E. (2002). Authentic happiness: Using the new positive psychology to realize your potential for lasting fulfillment. Simon and Schuster.
Seligman, M. E. (2012). Flourish: A visionary new understanding of happiness and well-being. Simon and Schuster.
3 Include:
King, V. (2016). 10 Keys to Happier Living – A Practical Handbook for Happiness. Hachette UK. (e-book is called How to Be Happy - 10 Keys to Happier Living)
Seligman, M. E. (2002). Authentic happiness: Using the new positive psychology to realize your potential for lasting fulfillment. Simon and Schuster.
Seligman, M. E. (2012). Flourish: A visionary new understanding of happiness and well-being. Simon and Schuster.
4 Martela, F., and Steger, M. F. (2016), “The three meanings of meaning in life: Distinguishing coherence, purpose, and significance,” The Journal of Positive Psychology, 11(5), 531–545
5 Martela, F., and Steger, M. F. (2016), “The three meanings of meaning in life: Distinguishing coherence, purpose, and significance,” The Journal of Positive Psychology, 11(5), 531–545
6 Include:
Waters, L., Algoe, S. B., Dutton, J., Emmons, R., Fredrickson, B. L., Heaphy, E., Moskowitz, J.T., Neff, K., Niemiec, R., Pury, C., and Steger, M. (2021), Positive psychology in a pandemic: buffering, bolstering, and building mental health. The Journal of Positive Psychology, 1–21
Steger, M. F. (2012). Making meaning in life. Psychological Inquiry, 23(4), 381-385.
King, V. (2016). 10 Keys to Happier Living – A Practical Handbook for Happiness. Hachette UK. (e-book is called How to Be Happy - 10 Keys to Happier Living)
7 Include:
Waters, L., Algoe, S. B., Dutton, J., Emmons, R., Fredrickson, B. L., Heaphy, E., Moskowitz, J.T., Neff, K., Niemiec, R., Pury, C., and Steger, M. (2021), Positive psychology in a pandemic: buffering, bolstering, and building mental health. The Journal of Positive Psychology, 1–21
Cohen, R., Bavishi, C., & Rozanski, A. (2016). Purpose in life and its relationship to all-cause mortality and cardiovascular events: A meta-analysis. Psychosomatic medicine, 78(2), 122-133.
Roepke, 2014
8 Allan, B. A., Batz-Barbarich, C., Sterling, H. M., & Tay, L. (2019). Outcomes of meaningful work: A meta‐analysis. Journal of management studies, 56(3), 500-528.
9 Steger, M.F. (2009). Meaning in Life. In Lopez, S.J. & Snyder, C.R., Oxford Handbook of Positive Psychology. Pp 679 – 687; Steger, M. F. (2012). Experiencing meaning in life. The human quest for meaning: Theories, research, and applications, 165-184.
10 Trzebiński, J., Cabański, M., &; Czarnecka, J. Z. (2020). Reaction to the COVID-19 pandemic: The influence of meaning in life, life satisfaction, and assumptions on world orderliness and positivity. Journal of Loss and Trauma. 25(6-7), 544- 557.
11 Include:
Schaefer, S. M., Morozink Boylan, J., Van Reekum, C. M., Lapate, R. C., Norris, C. J., Ryff, C. D; Davidson, R. J. (2013). Purpose in life. predicts better emotional recovery from negative stimuli. PloS one, 8(11), e80329.
Waters, L., Algoe, S. B., Dutton, J., Emmons, R., Fredrickson, B. L., Heaphy, E., Moskowitz, J.T., Neff, K.,Niemiec, R., Pury, C., and Steger, M. (2021), Positive psychology in a pandemic: buffering, bolstering, and building mental health. The Journal of Positive Psychology, 1–21
12 Frankl, V. E. (1985). Man's Search for Meaning. Simon and Schuster.
13 Park, N., Park, M.,&; Peterson, C. (2010). When is the search for meaning related to life satisfaction?. Applied Psychology: Health and Well‐Being, 2(1), 1-13.
14 King, V. (2016). 10 Keys to Happier Living – A Practical Handbook for Happiness. Hachette UK. (e-book is called How to Be Happy - 10 Keys to Happier Living)
15 Berg, J. M., Dutton, J. E., & Wrzesniewski, A. (2013). Job crafting and meaningful work. In B. J. Dik, Z. S. Byrne & M. F. Steger (Eds.), Purpose and meaning in the workplace (pp. 81-104). Washington, DC: American Psychological Association.
16 Dolan, P. (2014), Happiness by Design: Finding Pleasure and Purpose in Everyday Life, Penguin UK
17 Schnell, T. (2011). Individual differences in meaning-making: Considering the variety of sources of meaning, their density and diversity. Personality and Individual Differences, 51(5), 667-673.
Người dịch: HANer Hoàng Minh Hiếu