Giving
Làm điều tử tế
Giving
Làm điều tử tế
Những hành động tử tế không những mang lại niềm vui cho người khác mà còn giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn. [1]
Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi chúng ta giúp đỡ mọi người, não của chúng ta tăng cường sức mạnh, kích hoạt "trung tâm phần thưởng"[2] và tạo ra cảm giác dễ chịu.
Sự sẻ chia cũng giúp chúng ta cảm thấy kết nối với mọi người, và góp phần xây dựng cộng đồng vững mạnh hơn, hạnh phúc hơn.[3]
Có rất nhiều cách khác nhau để giúp đỡ người khác.
1. Mọi hành động tử tế đều có giá trị
Từ những hành động nhỏ như một nụ cười thân thiện, vài lời tử tế, giúp đỡ xách đồ, hoặc nhường chỗ ngồi, cho đến việc tình nguyện thường xuyên - có rất nhiều cách khác nhau để chúng ta có thể cho đi hoặc thể hiện sự tử tế. Tất nhiên, chúng ta có thể quyên góp tiền cho những mục đích tốt đẹp nếu có khả năng, và chúng ta cũng có thể cho đi theo nhiều cách phi tài chính khác, chẳng hạn như dành một chút quan tâm, một chút thời gian, kiến thức, ý tưởng, năng lượng hoặc sự hỗ trợ của mình, hoặc đôi khi thậm chí là bằng cách cho người khác cơ hội, thay vì vội vàng phán xét họ. Những hành động tử tế cộng dồn lại cho sự hạnh phúc của chính chúng ta và của người khác, và tất cả đều góp phần tạo nên những cộng đồng hạnh phúc hơn.[4]
Lắng đọng: Một việc tử tế bạn có thể làm trong hôm nay là gì?
2. Giúp đỡ người khác gia tăng sự hạnh phúc
Các nghiên cứu khoa học cho thấy giúp đỡ người khác có thể góp phần vào hạnh phúc của chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Những cách này bao gồm: trải nghiệm nhiều cảm xúc tích cực hơn và sự hài lòng với cuộc sống [5]; tăng cường ý nghĩa cuộc sống [6], và nâng cao sự tự tin của chúng ta. Nó cũng có thể giảm căng thẳng và giúp chúng ta cảm thấy bình tĩnh hơn. [7] Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người tình nguyện thường xuyên được cho là lạc quan hơn và trải qua ít triệu chứng trầm cảm và lo âu hơn, thậm chí có thể sống lâu hơn. [8] Không phải tất cả các hành động giúp đỡ đều tăng cường cảm giác hạnh phúc của chúng ta - để tối đa hóa lợi ích, điều quan trọng là chúng ta đã lựa chọn xem có giúp hay không và cách giúp đỡ; chúng ta có thể thấy hoặc cảm nhận được rằng nó sẽ có tác động tích cực; và nó giúp chúng ta cảm thấy kết nối hơn với người khác. [9]
Vì vậy, nếu bạn muốn cảm thấy tốt, hãy tìm cách để làm điều tốt!
3. Ai cũng cần sự tử tế
Cho đi sự tử tế có thể giúp chúng ta cảm thấy kết nối hơn với người khác và góp phần nuôi dưỡng các mối quan hệ của chúng ta - và điều này tốt cho hạnh phúc tổng thể [10].
Những hành động tử tế của chúng ta có thể dành cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm hoặc thậm chí là người lạ. Họ có thể già hoặc trẻ, gần hay xa.
Đó có thể là một cử chỉ tự phát một lần hoặc một điều gì đó chúng ta làm thường xuyên.
Đó có thể là một hành động xuất phát từ sự đồng cảm chân thành trong lúc người khác gặp khó khăn, hoặc đơn giản chỉ vì chúng ta muốn làm một điều tốt đẹp.
Luôn có cách để cho đi sự tử tế.
Suy ngẫm: Gần đây bạn đã tử tế với ai? Ai đã tử tế với bạn?
4. Sự tử tế có tính lan tỏa
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi chúng ta làm điều gì đó tử tế, cả người nhận và những người chứng kiến hành động tử tế đó cũng có nhiều khả năng trở nên tử tế hơn [11]. Vì vậy, những hành động tử tế của chúng ta được khuếch đại, góp phần tạo nên một thế giới hạnh phúc hơn!
Lời cảm ơn của chúng ta không chỉ là một lời nói đơn thuần, mà còn là một hành động tạo ra những vòng tròn thiện cảm, khuyến khích mọi người tiếp tục giúp đỡ lẫn nhau [12].
Lắng đọng: Liệt kê những người bạn cảm thấy biết ơn?
5. Hãy yêu cầu sự giúp đỡ nếu cần thiết.
Nếu chúng ta thấy hạnh phúc khi giúp đỡ ai đó, thì việc đề nghị sự hỗ trợ có thể mang lại cho người được nhờ cơ hội để cảm thấy hạnh phúc hơn. Việc làm này sẽ giúp họ tạo thói quen nhờ sự giúp đỡ khi cần thiết. Chắc chắn rằng những cộng đồng nơi mọi người cảm thấy thoải mái đề nghị sự hỗ trợ sẽ hạnh phúc hơn và kiên cường hơn.[13]
Việc nhờ sự trợ giúp có tính nuôi dưỡng kết nối - vì vậy, nó không chỉ dành riêng cho những lúc khó khăn. Chúng ta có thể nhờ người khác chia sẻ kinh nghiệm, hay những kiến thức mới chẳng hạn.
Lắng đọng: Có việc gì bạn muốn nhờ người khác giúp đỡ? Ai là người có thể hỗ trợ bạn?
6. Cân bằng nhu cầu của bạn và của người khác
Giúp đỡ người khác sẽ giúp chúng ta gia tăng hạnh phúc và sức khỏe, nhưng cảm thấy bị bắt buộc hoặc quá gánh nặng bởi nó lại có thể gây hại. [14]
Vì vậy, hãy quan tâm đến sức khỏe và nhu cầu của chính bạn. Hãy để tâm đến những hành động nhỏ để nghỉ ngơi hoặc phục hồi năng lượng, điều này sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe và chăm sóc người khác theo cách tối ưu hơn.
Lắng đọng: Bạn có thể làm gì để cân bằng nhu cầu của mình và nhu cầu của người khác?
7. Sống tử tế bền vững
Theo nguyên tắc chung, chúng ta có thể trở thành những người thực hành sống tử tế bền vững hơn nếu chúng ta tìm ra những cách giúp đỡ mà chúng ta thích, phù hợp với thế mạnh của chính mình và cảm thấy việc tử tế mà chúng ta làm thật sự có giá trị & ý nghĩa.
Nếu chúng ta hạnh phúc trong quá trình cho đi, người nhận có thể được hưởng lợi nhiều hơn và chúng ta có nhiều khả năng tiếp tục cho đi.
Để việc cho đi trở thành một phần bền vững trong cuộc sống, chúng ta cần lựa chọn những cách cho đi phù hợp với bản thân, mang lại niềm vui và đồng thời tạo ra tác động tích cực đến cộng đồng. Khi chúng ta hạnh phúc và cảm thấy mình đang đóng góp một phần ý nghĩa, chúng ta sẽ có động lực để tiếp tục chia sẻ.[15] [16]
Lắng đọng: Những cách giúp đỡ người khác mà bạn thích hoặc thấy tràn đầy năng lượng?
Nguồn: Action for Happiness
References
1 Curry, O. S., Rowland, L. A., Van Lissa, C. J., Zlotowitz, S., McAlaney, J., & Whitehouse, H. (2018). Happy to help? A systematic review and meta-analysis of the effects of performing acts of kindness on the well-being of the actor. Journal of Experimental Social Psychology, 76, 320-329. Aknin, L. B., Dunn, E. W., &; Norton, M. I. (2012). Happiness runs in a circular motion: Evidence for a positive feedback loop between prosocial spending and happiness. Journal of Happiness Studies, 13(2), 347-355.
2 Harbaugh, W. T., Mayr, U., &; Burghart, D. R. (2007). Neural responses to taxation and voluntary giving reveal motives for charitable donations. Science, 316(5831), 1622-1625.
3 Aknin, L. B., Whillans, A. V., Norton, M. I., & Dunn, E. W. (2019). Happiness and prosocial behavior: An evaluation of the evidence. World Happiness Report 2019, 67-86. Okabe-Miyamoto, K., &; Lyubomirsky, S. (2021). Social connection and well-being during COVID-19. World Happiness Report, 131-152.
4 Aknin, L. B., Whillans, A. V., Norton, M. I., & Dunn, E. W. (2019). Happiness and prosocial behavior: An evaluation of the evidence. World Happiness Report 2019, 67-86. Okabe-Miyamoto, K., &; Lyubomirsky, S. (2021). Social connection and well-being during COVID-19. World Happiness Report, 131-152.
5 Aknin, L. B., & Whillans, A. V. (2021). Helping and happiness: A review and guide for public policy. Social Issues and Policy Review, 15(1), 3-34.
6 What Works Centre for Wellbeing Briefing Paper (2020) Volunteer wellbeing: what works and who benefits? https://whatworkswellbeing.org/resources/volunteer-wellbeing-what-works-and-who-benefits/
7 Luks, A. A. (1988). Helper's high. Psychology Today, 22(10), 39.; Piliavin, J. (2003). Doing well by doing good: Benefits for the benefactor. In C. M. Keyes, J. Haidt, C. M. Keyes, J. Haidt (Eds.) , Flourishing: Positive psychology and the life well-lived (pp. 227-247). Washington, DC US: American Psychological Association.
8 Aknin, L. B., Whillans, A. V., Norton, M. I., & Dunn, E. W. (2019). Happiness and prosocial behavior: An evaluation of the evidence. World Happiness Report 2019, 67-86. Curry, O. S., Rowland, L. A., Van Lissa, C. J., Zlotowitz, S., McAlaney, J., &; Whitehouse, H. (2018). Happy to help? A systematic review and meta-analysis of the effects of performing acts of kindness on the well-being of the actor. Journal of Experimental Social Psychology, 76, 320-329. King, V. (2016) 10 Keys to Happier Living – A Practical Guide for Happiness. Hachette. Lyubomirsky, S, Sheldon, K M, &; Schkade, D. (2005). Pursuing happiness: The architecture of sustainable change. Review of General Psychology, 9(2), 111 - 131
9 Aknin, L. B., & Whillans, A. V. (2021). Helping and happiness: A review and guide for public policy. Social Issues and Policy Review, 15(1), 3-34.; King, V. (2016) 10 Keys to Happier Living – A Practical Guide for Happiness. Hachette.
10 Aknin, L. B., & Whillans, A. V. (2021). Helping and happiness: A review and guide for public policy. Social Issues and Policy Review, 15(1), 3-34.; Helliwell, J. F., Aknin, L. B., Shiplett, H., Huang, H., & Wang, S. (2017). Social capital and prosocial behaviour as sources of well-being. National Bureau of Economic Research Working Paper 23761
11 Jung, H., Seo, E., Han, E., Henderson, M. D., and Patall, E. A. (2020). Prosocial modeling: A meta-analytic review and synthesis. Psychological Bulletin, 146(8), 635
12 Algoe, S. B., Dwyer, P. C., Younge, A., &; Oveis, C. (2020). A new perspective on the social functions of emotions: Gratitude and the witnessing effect. Journal of Personality and Social Psychology, 119(1), 40.
13 Aknin, L. B., & Whillans, A. V. (2021). Helping and happiness: A review and guide for public policy. Social Issues and Policy Review, 15(1), 3-34.; Helliwell, J. F., Aknin, L. B., Shiplett, H., Huang, H., &; Wang, S. (2017). Social capital and prosocial behaviour as sources of well-being. National Bureau of Economic Research Working Paper 23761
14 Aknin, L. B., & Whillans, A. V. (2021). Helping and happiness: A review and guide for public policy. Social Issues and Policy Review, 15(1), 3-34
15 Aknin, L. B., & Whillans, A. V. (2021). Helping and happiness: A review and guide for public policy. Social Issues and Policy Review, 15(1), 3-34.; King, V. (2016) 10 Keys to Happier Living – A Practical Guide for Happiness. Hachette.
16 Aknin, L. B., Dunn, E. W., & Norton, M. I. (2012). Happiness runs in a circular motion: Evidence for a positive feedback loop between prosocial spending and happiness. Journal of Happiness Studies, 13(2), 347-355.